image banner
Chủ động ứng phó với bão Wipha (bão số 3) để bảo đảm an toàn hoạt động sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng và khai thác thủy sản
Theo tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 19/7/2025, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 14, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 20-25 km/h.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 3 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25km và có khả năng mạnh thêm. Đến 19 giờ ngày 20/7, vị trí tâm bão ở khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 220km về phía Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

Đây là cơn bão được đánh giá là rất mạnh, di chuyển nhanh, phạm vi, cường độ ảnh hưởng rộng và nguy hiểm. Cơn bão gây mưa lớn, gió mạnh và có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng diện rộng, đe dọa trực tiếp đến sản xuất chăn nuôi, thủy sản và an toàn tính mạng của người dân.

Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất, Chi cục Thủy sản, Chăn nuôi và Thú y đã chủ động phối hợp với các xã, phường và cán bộ chuyên môn của cơ sở để theo dõi tình hình, kịp thời tuyên truyền và hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ sản xuất chăn nuôi, thủy sản trong thời gian bão và mưa lớn; Phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi, các hộ nuôi trồng thuỷ sản thực hiện nội dung Công văn số 3788/SNNMT-CCTSCNTY ngày 09/7/2025 và Công văn số 3875/SNNMT-CCTSCNTY ngày 11/7/2025 và của Sở Nông nghiệp và Môi trường về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025. 

(Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra Cảng cá)

(Chi cục Thủy sản, Chăn nuôi và Thú y kiểm tra lồng, bè trước bão)

Các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cần lưu ý: Theo dõi sát sao diễn biến của bão/thời tiết, cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng, đài khí tượng thủy văn địa phương; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, thực hiện theo phương châm “PHÒNG HƠN CHỐNG”. Cụ thể:

(Chi cục phối hợp với Hạt quản lý đê diều Ninh Thanh kiểm tra thực tế)

1. Đối với hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy sản:

- Thu hoạch các đối tượng thủy sản nuôi đạt kích cỡ thương phẩm; gia cố lồng, bè, bờ ao, đầm và hệ thống cấp thoát nước để đảm bảo an toàn. Trong suốt thời gian mưa bão, cần duy trì việc xả tràn nước ngọt trên tầng mặt, hạn chế phân tầng nước trong ao nuôi, đồng thời tăng cường bổ sung men tiêu hóa, vitamin C và khoáng chất vào thức ăn thủy sản trước và sau bão. Sau khi bão qua, người dân cũng cần sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý môi trường ao nuôi.

- Đối với hoạt động khai thác thủy sản, Chi cục đã gửi thông tin và hướng dẫn đến các chủ tàu về phương án sắp xếp, neo đậu tàu cá an toàn khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới vào đất liền.

2. Đối với hoạt động sản xuất chăn nuôi:

- Gia cố, che chăn chuống trại, đặc biệt là mái, cửa, tường bao. Khơi thông hẹ thống thoát nước, đảm bảo không để úng ngập khu vực chăn nuôi.

- Chủ động di chuyển gia súc, gia cầm đến nơi an toàn, khô ráo, tránh xa khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập úng. Cần chuẩn bị đủ thức ăn, nước uống dự phòng trong nhiều ngày.

- Tăng cường vệ sinh chuồng trại, hạn chế dịch bệnh có thể phát sinh sau bão. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe vật nuôi, báo cáo ngay cơ quan chức năng địa phương khi có dấu hiệu bất thường.

Công tác bảo vệ vật nuôi, thủy sản trong mùa mưa bão là nhiệm vụ quan trọng để duy trì sản xuất chăn nuôi, thủy sản bền vững và hiệu quả, đảm bảo hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2025.

CHI CỤC THỦY SẢN, CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y

Nguyễn Thành Trung
QR Code
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
  image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 0
  • Tất cả: 0